Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mỗi ngày. Mà lỗi phần nhiều là do người điều khiển phương tiện giao thông. Do họ chưa trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để xử lý những tình huống bất ngờ trên đường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm lái xe an toàn từ các chuyên gia hàng đầu, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia giao thông cũng như xử lý các tình huống khi lái xe.
Tổng hợp kinh nghiệm lái xe an toàn từ chuyên gia
Tổng hợp kinh nghiệm lái xe an toàn từ các chuyên gia hàng đầu.
Việc lái xe ô tô đường dài, lái xe ô tô đường đèo, vượt núi luôn là nỗi ám ảnh của người lái xe. Vậy làm thế nào mới có thể làm chủ tốc độ, cầm lái an toàn, luôn đảm bảo hành trình đặt ra. Những kinh nghiệm lái xe an toàn được các chuyên gia hàng đầu chia sẻ đó là:
- Cần nắm vững luật giao thông, các loại biển báo, tín hiệu;
- Tuân thủ các quy tắc lái xe;
Nắm rõ luật giao thông là điều cực kỳ quan trọng khi tham gia giao thông.
- Quan sát kính chiếu hậu, cẩn thận khi lái xe vào ban đêm hoặc những nơi có địa hình không thuận lợi, tập trung lái xe, tốc độ vừa phải;
- Giữ khoảng cách an toàn và sử dụng thành tạo các tín hiệu, còi, xi nhan của xe.
Tổng hợp 3 kinh nghiệm lái xe an toàn.
Trong những kinh nghiệm kể trên thì có 3 kinh nghiệm tất yếu được các chuyên gia hàng đầu cho rằng là cần thiết nhất đó là: Cần nắm vững luật giao thông, các loại biển báo, tín hiệu; Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi lái xe và Sử dụng thành tạo các tín hiệu, còi, xi nhan của xe
Cần nắm vững luật giao thông, các loại biển báo, tín hiệu.
Chấp hành luật giao thông là văn hóa giao thông, là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta phải nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông để mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho cộng đồng.
Như vậy chúng ta sẽ góp phần xây dựng xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Ngoài hiểu rõ về luật giao thông thì việc hiểu về ý nghĩa của các loại biển báo và tín hiệu cũng rất quan trọng.
Trong QCVN 41:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, thường gọi tắt là Quy chuẩn 41. Văn bản này được ban hành năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ GTVT có đầy đủ thông tin về các biển tín hiệu giao thông mà bất kì một tài xế nào cũng phải nắm rõ trước khi điểu khiển phương tiện giao thông.
Một vài biển báo giao thông đường bộ thường gặp
Tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng. Chúng sẽ góp phần giảm thiệu va chạm, tai nạn xảy ra đặc biệt ở những trường hợp rẽ, sang đường hay chuẩn bị dừng đỗ.
Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi lái xe.
Người cầm lái cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi lái xe như sau:
-
Đủ điều kiện lái xe: Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên; Có giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe; Có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ sức khỏe chuyên biệt được cấp bởi các cơ quan, đơn vị tương ứng theo quy định.
- Kiểm tra tình trạng xe trước khi vận hành.
-
Thắt dây an toàn cho tất cả người ngồi trên xe và chọn vị trí ngồi thích hợp, luôn khóa cửa xe.
Luôn thắt dây an toàn khi lái xe cho mình và người ngồi trên xe
- Làm chủ tốc độ khi lái xe, không đột ngột thay đổi làn đường trên đường cao tốc.
- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và để ý những xe ngược chiều và xe vượt
- Lái xe cẩn thận trong thời tiết xấu hoặc vào buổi tối. Luôn tập trung tinh thần và trong trạng thái tỉnh táo, không sử dụng rượu bia khi lái xe.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi lái xe đường dài
-
Xác định vị trí điểm dừng, đỗ và tuân thủ quy định.
Sử dụng thành thạo các tín hiệu, còi, xi nhan của xe.
Các trường hợp bắt buộc người tham gia giao thông phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ bao gồm:
- Khi chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu).
- Khi vượt xe khác (Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn)
- Khi chuyển làn đường và xe chuyển bánh từ nơi đậu hoặc sát vỉa hè. Nếu muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống thật an toàn.
Sử dụng đèn xi nhan và quan sát gương chiếu hậu để đổi lane hoặc đậu xe
- Khi đi trong thành phố, tốt nhất bạn nên hạ một chút cửa kính bên tài xuống để nghe được các tín hiệu âm thanh xung quanh, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại mang lại hiệu quả lớn giúp bạn lái xe an toàn hơn.
Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu trong quá trình lái xe.
Các chuyên gia đưa ra các lời khuyên thiết yếu trong quá trình lái xe như sau:
- Tìm hiểu các thông số xe, chiều rộng, chiều cao, công suất, lực kéo.
- Tìm hiểu cả các hệ thống hỗ trợ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và sử dụng xe hợp lý.
- Ngồi đúng tư thế: người lái xe cần làm là điều chỉnh ghế lái phù hợp với vóc dáng của mình.
- Góc ghế phải được căn chỉnh phù hợp với cánh tay cầm vô lăng; ghế không nên quá sát vô lăng. Bạn phải có tầm nhìn bao quát tốt; chân chạm và đạp được vào chân ga, chân phanh đúng cách.
- Cầm vô lăng đúng cách: Giữ vô lăng chắc chắn, ngón cái hướng lên trên. Đừng hướng ngón cái vào bên trong vô lăng khi lái xe trong tình huống phức tạp.
Cầm vô lăng đúng cách để không bị loạn khi có tình huống bất ngờ xảy ra
- Chọn xe có hệ dẫn động bốn bánh: Đối với xe ô tô, khi phải đối mặt với những con đường đá dăm, hoặc một mặt đường trơn trượt, mưa lớn, dẫn động bốn bánh là một tính năng đắt giá. Nó có thể giúp tăng lực kéo bằng cách truyền công suất của động cơ đến cả bốn bánh.
- Lái xe qua vùng nước ngập sâu: Nếu mực nước tĩnh không quá sâu, hãy lái xe chậm qua đó. Nếu đi nhanh hơn, nước té lên và xe có thể bị chết máy. Trước khi đi vào đoạn đường ngập, hãy tắt điều hòa và hạ cửa kính ô tô xuống. Chầm chậm đi vào dòng nước với tốc độ tối đa 3km/giờ sau đó tăng dần đến 6 km/giờ khi đã ở trong nước... Khi ra khỏi dòng nước, nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh.
Kinh nghiệm lái xe vào vùng bị ngập hoặc trời mưa to
- Di chuyển trên địa hình không ổn định: Duy trì chuyển động của xe ở số thấp, bùn càng sâu đi số càng thấp. Cho xe di chuyển liên tục để không bị sa lầy; tránh cua và chuyển hướng gấp. Nếu xe bị mắc kẹt, hãy chậm rãi và cẩn trọng khi quay bánh xe để thoát ra khi sa lầy trong cát và bùn.
- Di chuyển trên địa hình có độ dốc lớn: Đi số thấp và duy trì tốc độ thấp. Giảm tốc độ khi gần đến đỉnh dốc. Cẩn trọng trên đỉnh dốc vì có thể có chướng ngại trên đường. Khi lái xe xuống dốc, hướng đầu xe thẳng xuống dưới; đi số thấp bởi vì động cơ sẽ làm việc cùng với phanh để khiến xe chậm lại và giúp xe trong tầm kiểm soát.
- Di chuyển trên địa hình ẩm ướt: Đi chậm và tăng tốc từ từ. Duy trì khoảng cách với các xe xung quanh để quan sát những điểm trơn trượt. Tránh đánh lái chuyển hướng, phanh gấp; luôn đề cao chú ý khi quyết định vượt; đảm bảo thiết bị lau kính chắn gió luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
- Cho xe di chuyển tiếp sau khi chết máy: Nếu xe chết máy khi đang lên dốc, chuyển sang số lùi (R), nhả phanh đỗ và lùi thẳng xuống; không được quay đầu xe vì nếu dốc đứng đến mức làm xe chết máy cũng sẽ đủ dốc để khiến xe bị lật... Nếu xe chết máy khi đang xuống dốc, về số thấp hơn thì nhả phanh đỗ và lái thẳng xe xuống dốc. Xe không khởi động lại được sau khi chết máy thì dùng phanh đỗ (phanh tay), về số P (đỗ xe) và tắt máy.
Những lưu ý khi lái xe khiến ô tô dễ chết máy
Phía trên là tổng hợp các kinh nghiệm lái xe an toàn từ các chuyên gia hàng đầu mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn có thêm những kiến thức và lái xe an toàn hơn.
Đăng ký học lái xe ngay hôm nay
Bình luận